Đây là câu hỏi của không ít người sau khi sử dụng tủ lạnh một thời gian dài. Để giải đáp cho câu hỏi này, bài viết sau đây sẽ phân tích những dấu hiệu và hướng dẫn cách xử lý cho các bạn khi gặp phải trường hợp này.
Tủ lạnh hết ga thường là do bị thủng hoặc bục giàn bởi đây vốn là hệ thống tuần hoàn kín, điều này có nghĩa là ga sẽ được tái sử dụng. Thiếu hoặc hết khí ga sẽ dẫn đến biểu hiện như tủ kém lạnh, không lạnh, dàn nóng tủ lạnh chỉ hơi nóng và độ lạnh cũng không đủ lạnh như được thiết lập đồng thời làm hư hại máy nén và ảnh hưởng đến việc lưu trữ thực phẩm trong tủ.
Để kiểm tra tủ lạnh xem có bị thiếu hay hết ga không, bạn có thể áp dụng một trong ba cách sau đây:
Cách 1: Dùng bọt xà phòng
Bạn để tủ chạy bình thường, sau đó bôi xà phòng lên đường ống, dàn nóng và dàn lạnh. Sau đó quan sát xem nơi nào có bọt xà phòng thì chỗ đó bị thủng, thường là ở dàn lạnh.
Cách 2: Để ý vết dầu loang
Sau khi vệ sinh sạch sẽ tủ, bạn hãy bật nguồn tủ lạnh và quan sát kĩ đường ống cũng các dàn thay đổi nhiệt. Chỗ nào có vết dầu loang thì lỗ thủng sẽ ở đó.
Cách 3: Dùng que diêm để nhận biết rò rỉ ga ( tuyệt đối không được dùng bật lửa )
Trong khi tủ đang hoạt động, hãy đốt que diêm rồi hơ vào cuối dàn nóng, nếu đoạn ống được hơ nóng quá nóng đến nỗi không thể sờ tay vào được thì chắc chắn tủ lạnh bị thiếu ga. Còn nếu tủ lạnh đủ ga thì ga sẽ bay hơi giúp làm nguội đoạn ống, bạn có thể sờ tay vào mà không bị nóng.
Để đảm bảo điều kiện an toàn, bạn nên gọi thợ sửa chữa tủ lạnh chuyên nghiệp để được xử lý trường hợp này. Tuy nhiên, nếu bạn có kinh nghiệm thay ga từ trước và muốn tự thay thì có thể làm theo các bước sau để thay ga tủ lạnh:
Bước 1: Chuẩn bị đúng loại ga mà tủ lạnh nhà bạn đang sử dụng.
Bước 2: Thay vị trí của máy hút bằng chai ga
Bước 3: Mở van đồng hồ, sau đó từ từ mở van chai ga để chai ga đi vào an toàn trong hệ thống. Quan sát kĩ đồng hồ đo ga, khi áp suất đạt mức 35 - 45 PSI thì dừng lại và đóng van chai ga lại.
Bước 4: Kiểm tra lại tất cả mối hàn xem có bị rò rỉ ga ở đâu nữa không và kiểm tra cả đầu rắc co của đồng hồ.
Bước 5: Khởi động lại tủ lạnh cho máy nén hoạt động lại bình thường và tiếp tục nạp ga cho đến khi đủ ga.
Các dấu hiệu nhận biết khi hệ thống đã đủ ga: Dàn lạnh bám tuyết đều, dàn nóng nóng đều, dòng làm việc ổn định.
Nếu như tủ lạnh nhà bạn đã cũ, không nên tự ý thay ga hay đụng đến các bộ phận khác trong tủ. Các tác động không đúng vị trí hoặc kỹ thuật rất dễ dẫn đến cháy nổ vô cùng nguy hiểm.
Để phòng tránh trường hợp trên xảy ra, các bạn không nên sử dụng tủ lạnh quá cũ và nạp lại ga nhiều lần vì mức độ rỉ sét rất dễ gây rỉ ống ga, chập điện.
Từng loại tủ lạnh với các dung tích khác nhau sẽ có lượng ga được bơm vào khác nhau, dưới đây là bảng giá thay ga tham khảo cho một số loại dung tích tủ lạnh phổ biến:
Dung tích (lít) |
Giá |
90 - 160 |
500.000 - 600.000 |
180 - 250 |
1.000.000 - 1.500.000 |
260 - 350 |
1.600.000 - 1.800.000 |
400 - 600 |
2.000.000 - 2.300.000 |
Lớn hơn 600 |
2.500.000 trở lên |
Trên đây là tất cả những điều cần biết về tình trạng rò rỉ ga tủ lạnh. Để đảm bảo an toàn cũng như độ bền của tủ, nếu chưa có kinh nghiệm kiểm tra hay sửa chữa tủ lạnh trước đây, bạn nên gọi cho chuyên gia để được giải quyết nhanh chóng và tránh những rủi ro không đáng có.
Các bạn có thể truy cập web site suachuadienlanh.net hoặc liên hệ ngay đến số điện thoại 0989.489.111.
Xem thêm: Tại sao ngăn đá tủ lạnh lại không có đèn
Cách sửa chữa bếp từ không lên nguồn đơn giản, chi tiết và dễ hiểu. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục an toàn khi bếp từ nhà bạn không lên được nguồn.
Cách sửa chữa bếp hồng ngoại không nóng an toàn và đúng cách. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Lỗi gặp phải khi sử dụng tủ lạnh thì rất nhiều, những lỗi giản đơn bạn có thể khắc phục tại nhà, tốt nhất vẫn nên tự khắc phục nhưng nếu là những lỗi phức tạp, cần những người thợ có chuyên môn, kinh nghiệm, có lẽ bạn nên nhờ đến sự trợ giúp đắc lực từ những người thợ chuyên nghiệp.
Bất cứ một vật dụng nào trong gia đình, khi trải qua một thời gian sử dụng nhất định, luôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro hỏng hóc. Tủ lạnh cũng không phải ngoại lệ
Nếu tủ của bạn không thể làm đông đá như chức năng vốn dĩ của nó, lý do có thể là: tắc ông lưu thông giữa tủ lạnh với bộ làm lạnh, công tắc đèn tủ bị hỏng, đệm cao su của tủ không kín, khít, bộ xả đá không hoạt động, gas lạnh bị rò rỉ hoặc lượng đồ chứa trong tủ quá lớn.
Nếu tự kiểm tra sơ bộ và thấy đèn tủ lạnh không sáng, thấy block không chạy hay thậm chí quạt không chạy, thay vì lập tức phỏng đoán, hãy thử đổi ổ cắm điện. Nếu việc đổi ổ cắm điện không có tác dụng, tiếp tục kiểm tra dây nối và điều chỉnh nhiệt độ.