Lý do và cách khắc phục tình trạng tủ lạnh đóng tuyết

  • 12-07-2021
  • admin

Tủ lạnh bị đóng tuyết không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tủ lạnh một khi bị đóng tuyết, lượng  điện năng tiêu thụ sẽ lớn hơn so với thông thường, đồng thời, tủ cũng sẽ có những mùi hôi khó chịu. Việc người dùng cần làm là xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng tủ lạnh đóng tuyết và cách khắc phục tương ứng. Bài viết dưới đây của chúng tôi, có lẽ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình ấy.

Những lý do khiến tủ lạnh bị đóng tuyết

Thứ nhất, do tủ bị đứt cầu chì nhiệt.

Lý do này là lý do phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết. Một khi cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận xả đá của tủ sẽ không hoạt động, đá không được xả đồng nghĩa với việc ngăn đá cũng vì thế mà bị đóng tuyết.

Thứ hai, con âm của tủ - sò lạnh không thông mạch

Con âm của tủ hay còn gọi là sò lạnh là bộ phận nằm ở phía sau của ngăn đá, được kẹp vào dàn lạnh để phát hiện lớp tuyết phủ trên dàn lạnh và thực hiện xả tuyết khi tuyết quá dày. Vì vậy nếu sò lạnh không thông mạch, thanh điện trở nóng lên, tuyết cũng vì thế không được xả theo đúng quy trình, sẽ bị đóng lại ở ngăn đá, ùn, ứ lại và dày lên.

Thứ ba, rơ le xả không đóng sang tiếp điểm xả đá

Phần rơ le xả này thường được lắp ở vị trí ngăn mát, tùy theo thiết kế riêng của mỗi loại tủ ở mỗi thương hiệu khác nhau. Rơ le xả có nhiệm vụ chuyển mạch ngắt sang chế độ xả đá, nếu rơ le không hoạt động, chế độ xả không được chuyển sang kịp thời, và không hoạt động, tuyết sẽ dày lên, đá bị đóng cứng lại trong ngăn đá của tủ.

Cách khắc phục hiện tượng tủ lạnh đóng tuyết

Như đã nói, hiện tưởng tủ lạnh bị đóng tuyết không phải là hiện tượng hiếm gặp. Nếu tủ lạnh gia đình bạn đang sử dụng gặp phải hiện tượng này, hãy bình tĩnh và có những xử lý chính xác, cụ thể:

+ Trước hết, người dùng phải tiến hành ngắt nguồn điện của tủ, rút phích cắm điện để đảm bảo an toàn cho bản thân trong quá trình kiểm tra tủ và cũng là để hạn chế tiêu hao năng lượng điện một cách không cần thiết.

+ Tiến hành bỏ toàn bộ thực phẩm, thức ăn đang lưu trữ trong tủ ra bên ngoài để tủ được trống và có khoảng không để có thể kiểm tra tủ, tìm nguyên nhân một cách chính xác nhất.

+ Bỏ các phần khay đá, khay đựng thức ăn ra bên ngoài. Cần lưu ý đến các vị trí chốt của khay, để không làm gãy chốt, khiến các bộ phận này bị vỡ và không thể tiếp tục sử dụng.

+ Một khi ngắt nguồn điện mà mở xả tủ, lượng đá sẽ tan thành nước, chảy ra bên ngoài, tốt nhất người dùng nên sử dụng giấy bìa hoặc giẻ lau để thấm hút, hạn chế nước chảy ra sàn gây bẩn, mất vệ sinh.

+ Sử dụng khăn mềm để lau sạch phía bên trong tủ, tuyệt đối không dùng những vật dụng sắc, nhọn để cạy đá trong tủ vì có thể gây ra những tổn hại, hỏng hóc không mong muốn cho tủ.

+ Dùng khăn khô để lau lại tủ, cần chú ý vệ sinh đối với cả phần gioăng cao su ở viền tủ, để tủ luôn được đóng kín và khít.

+ Khi tủ đã được vệ sinh sạch và kiểm tra sơ bộ, khắc phục lỗi, người dùng hãy sắp xếp lại các thực phẩm, thức ăn cần bảo quản vào tủ và cắm nguồn để tủ trở lại hoạt động bình thường.

xem thêm >>> Bắt một số bệnh thường gặp ở tủ lạnh và giải pháp xử lý

Với những lỗi đơn giản, bạn có thể tự khắc phục, sửa tủ lạnh tại nhà, nhưng nếu quá trình kiểm tra, bạn không xác định được lỗi hoặc xác định được lỗi nhưng không thể tự mình khắc phục, hãy tìm đến những đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ.

Trên đây là toàn bộ những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ và gửi gắm đến bạn đọc. Hy vọng rằng nó có thể ít nhiều giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng và xử lý những tình huống tương tự xảy ra với chiếc tủ lạnh của gia đình bạn. Chúc bạn luôn may mắn và không phải sử dụng đến những gì mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây.

Nhận xét
Tin tức liên quan