Trong suốt tuổi đời của một chiếc tủ lạnh, thường người sử dụng sẽ phải ít nhất một lần gặp phải những trục trặc, bệnh lý của chiếc tủ. Phần lớn nguyên nhân đều từ việc sử dụng không đúng cách, số ít còn lại bắt nguồn từ lỗi của Nhà sản xuất. Bài viết này, chúng tôi xin phép chia sẻ về một số bệnh thường gặp ở tủ lạnh và giải pháp xử lý tương ứng.
Tủ lạnh bị đóng đá quá nhiều có thể do thực phẩm được trữ trong tủ có lượng nước quá lớn lại không được bao bọc kỹ càng hoặc tủ đựng thực phẩm từ thời điểm thực phẩm nóng. Một nguyên nhân nữa là cửa tủ không được đóng kín khiến hơi nước tích tụ lại, là cơ sở hình thành đá sau đó.
Khi đã hiểu rõ được nguyên nhân, chúng ta cũng dễ dàng hơn trong việc đưa ra được giải pháp xử lý tương ứng. Thực phẩm khi bảo quản trong tủ lạnh, cần được đựng trong hộp kín, bao bọc kỹ càng. Khi cho vào tủ lạnh, phải đảm bảo thức ăn đã được làm nguội. Quá trình đóng, mở tủ phải lưu ý nhanh chóng, cửa kín, khít.
Thực tế, tủ lạnh không lạnh cũng là trường hợp không hiếm. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc:
+ Tủ kê sai vị trí với mặt sau áp sát tường hoặc bị chiếu trực tiếp bởi ánh sáng mặt trời
+ Lượng thực phẩm tích trữ trong tủ quá lớn
+ Cửa tủ bị mở liên tục trong thời gian dài hoặc đóng nhưng không kín, khít
+ Nhiệt độ điều chỉnh không phù hợp.
+ Thay đổi vị trí đặt tủ, khoảng cách bề mặt tủ so với tường phải tối thiểu 10cm, tủ nên đặt ở nơi thoáng, mát, hạn chế tiếp xúc ánh sáng mặt trời hoặc gần bếp - nơi có nguồn nhiệt lớn
+ Số lượng thực phẩm tích trữ trong tủ ở mức độ vừa phải
+ Việc đóng, mở tủ cần được thực hiện nhanh chóng và phải luôn đảm bảo độ kín, khít. Trường hợp phần gioăng tủ không còn có thể hút kín bề mặt nên tiến hành thay gioăng mới.
+ Nên để tủ ở chế độ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Chạm tay vào tủ bị giật, tê bì khiến chúng ta cảm thấy thiếu an toàn. Lý do của hiện tưởng này thường là do tủ lạnh chưa được nối mát hoặc tủ bị rò điện mà chúng ta lại tay trần, ướt sờ tủ.
Vị trí phía sau của tủ lạnh có chỗ để nối mát, hãy chắc chắn mát đã được nối trước khi chạm vào tủ.
Khi chạm tủ, phải lau tay thật khô để hạn chế những rủi ro không mong muốn.
Bất cứ một vật dụng nào, sau một thời gian sử dụng cũng cần được làm vệ sinh định kỳ, tủ lạnh cũng vậy. Khi tủ bị mốc, xuống cấp nhanh chóng, nguyên nhân cơ bản sẽ thường là:
+ Tủ không được vệ sinh thường xuyên
+ Chịu tác động nhiệt từ ánh sáng mặt trời, bếp đun
+ Lượng thực phẩm trong tủ luôn trong tình trạng quá tải
+ Gioăng viền tủ bị rách mà không kịp thời thay mới
Hãy đảm bảo chiếc tủ lạnh mà gia đình bạn sử dụng được vệ sinh định kỳ tối thiểu 2-3 tháng/ lần, việc vệ sinh cần được tiến hành nhẹ nhàng, bài bản và được lau khô bằng khăn mềm, để hạn chế môi trường phát triển của nấm, mốc, vi khuẩn.
Vị trí để tủ cần tránh xa bếp đun, xa tường và không bị chiếu trực tiếp bởi ánh sáng mặt trời
Thực phẩm bảo quản trong tủ cần được duy trì ở mức độ vừa phải.
xem thêm >>> Hướng dẫn sửa tủ lạnh tại nhà không cần gọi thợ
Phần gioăng tủ cần được lau chùi thật sạch và phải thay mới khi cảm thấy độ kín, khít không còn được đảm bảo.
Trên đây là những “bệnh lý” phổ biến, thường gặp trong quá trình sử dụng tủ lạnh của mỗi gia đình. Hy vọng rằng, nó sẽ giúp ích cho bạn đọc trong những tình huống tương tự mà tủ lạnh của gia đình bạn gặp phải. Còn nếu như chiếc tủ lạnh của gia đình bạn gặp phải những bệnh lý phức tạp hơn, cần những người có kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, vui lòng liên hệ với các đơn vị sửa chữa tủ lạnh chuyên nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ một cách chính xác nhất. Chúc may mắn và thành công.
Cách sửa chữa bếp từ không lên nguồn đơn giản, chi tiết và dễ hiểu. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục an toàn khi bếp từ nhà bạn không lên được nguồn.
Cách sửa chữa bếp hồng ngoại không nóng an toàn và đúng cách. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Lỗi gặp phải khi sử dụng tủ lạnh thì rất nhiều, những lỗi giản đơn bạn có thể khắc phục tại nhà, tốt nhất vẫn nên tự khắc phục nhưng nếu là những lỗi phức tạp, cần những người thợ có chuyên môn, kinh nghiệm, có lẽ bạn nên nhờ đến sự trợ giúp đắc lực từ những người thợ chuyên nghiệp.
Bất cứ một vật dụng nào trong gia đình, khi trải qua một thời gian sử dụng nhất định, luôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro hỏng hóc. Tủ lạnh cũng không phải ngoại lệ
Nếu tủ của bạn không thể làm đông đá như chức năng vốn dĩ của nó, lý do có thể là: tắc ông lưu thông giữa tủ lạnh với bộ làm lạnh, công tắc đèn tủ bị hỏng, đệm cao su của tủ không kín, khít, bộ xả đá không hoạt động, gas lạnh bị rò rỉ hoặc lượng đồ chứa trong tủ quá lớn.
Nếu tự kiểm tra sơ bộ và thấy đèn tủ lạnh không sáng, thấy block không chạy hay thậm chí quạt không chạy, thay vì lập tức phỏng đoán, hãy thử đổi ổ cắm điện. Nếu việc đổi ổ cắm điện không có tác dụng, tiếp tục kiểm tra dây nối và điều chỉnh nhiệt độ.