Khi mà khí hậu dần biết đổi với những tác động xấu từ môi trường, nhu cầu sử dụng điều hòa cũng ngày một cao hơn. Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa đúng cách để nâng cao tuổi thọ cho chúng, tiết kiệm chi phí cho việc sửa chữa hoặc thay mới. Bài viết dưới đây chính là nội dung chúng tôi muốn hướng dẫn người dùng bảo dưỡng điều hòa đúng cách.
Trong không khí vẫn tồn tại những hạt bụi li ti mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, khi điều hòa hoạt động, những hạt bụi li ti sẽ tích tụ và dày lên trong phần máy của điều hòa, khiến hiệu suất làm lạnh của điều hòa bị giảm sút, lượng điện năng tiêu thụ sẽ lớn hơn. Nguy hiểm hơn, bụi li ti, nấm mốc bám trên máy điều hòa sẽ gây ra những tác động xấu cho hệ hô hấp của người dùng, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ - vốn là những đối tượng có hệ hô hấp nhạy cảm. Bởi vậy, vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa định kỳ, thường xuyên sẽ giúp cho không khí trong không gian sử dụng điều hòa trong lành hơn.
Điều hòa thường xuyên được vệ sinh, lau chùi, bảo dưỡng sẽ luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất với hiệu quả hoạt động cao nhất, tuổi thọ của điều hòa cũng vì thế mà cao hơn nhiều so với những sản phẩm điều hòa không được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ.
Bảo dưỡng điều hòa sẽ khiến các bụi bẩn không có cơ hội để bám, phủ, các bộ phận của máy vận hành trơn tru và ổn định hơn, giảm hao phí điện năng, nâng cao hiệu quả làm mát.
Bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa định kỳ cũng là phương pháp tối ưu để người dùng tiết kiệm tối đa chi phí cho hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa.
+ Bơm tăng áp với hệ thống vòi nước áp suất cao, có thể làm sạch sâu
+ Bình xịt dung dịch tẩy rửa để loại bỏ bụi bẩn ở dàn lạnh
+ Tua vít và các thiết bị dân dụng
+ Khăn sạch, giẻ lau để loại bỏ ảnh hưởng của nước đến các mạch điện tử
+ Túi ni lông cỡ lớn
+ Máy hút bụi
B1: Ngắt nguồn điện
Bước này là để đảm bảo an toàn cho người thực hiện bảo dưỡng
B2: Kiểm tra gas điều hòa
Bước này giúp người bảo dưỡng biết được chính xác tình trạng gas của điều hòa, liệu có phải bơm bổ sung hay không, đường dẫn ga có bị rò rỉ hay không… từ đó đưa ra phương án xử lý, thay thế nếu cần.
B3: Kiểm tra tình trạng hoạt động
Người thực hiện bảo dưỡng sẽ phải mở vỏ máy, kiểm tra các thiết bị, linh kiện máy, mô tơ điện, máy bơm, ống dẫn ga, tụ điện có bị hỏng hay cần thay mới không…
B4: Vệ sinh dàn lạnh
Sử dụng dung dịch tẩy rửa để loại bỏ bụi bẩn ở các vị trí kẽ phía trong dàn lạnh
B5: Vệ sinh phần cánh quạt
Cánh quạt là bộ phận rất dễ bám bẩn. Người thực hiện bảo dưỡng điều hòa nên cố định cánh quạt để lau khô, sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn bám dính.
B6: Vệ sinh dàn nóng
Cục nóng của điều hòa thường được đặt ở ngoài trời, chịu tác động nhiều từ môi trường ngoài và thời tiết. Bởi vậy để cục nóng hoạt động được hiệu quả, vấn đề vệ sinh cục nóng cần được thực hiện thường xuyên.
Đầu tiên, người thực hiện bảo dưỡng phải tháo nắp dàn nóng, dùng máy bơm áp lực xịt nước theo dạng tia vào các khe của dàn tản nhiệt, loại bỏ bụi bẩn, côn trùng bám.
B7: Vệ sinh lưới lọc khí và vỏ máy
Tháo bộ lọc khí và rửa lại bằng nước ấm, lau bằng khăn để bộ lọc khí được khô ráo
B8: Kiểm tra và kết thúc
Kiểm tra lại nguồn điện, dây điện và ổ cắm để chắc chắn rằng điện không bị hở. Thực hiện bật máy và kiểm tra máy.
Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ về nội dung bảo dưỡng điều hòa đúng cách. Hy vọng rằng nó có thể ít nhiều giúp ích cho bạn trong quá trình bảo dưỡng điều hòa của gia đình bạn.
xem thêm >>> Quy trình bảo dưỡng điều hòa đúng cách
Cách sửa chữa bếp từ không lên nguồn đơn giản, chi tiết và dễ hiểu. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục an toàn khi bếp từ nhà bạn không lên được nguồn.
Cách sửa chữa bếp hồng ngoại không nóng an toàn và đúng cách. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Lỗi gặp phải khi sử dụng tủ lạnh thì rất nhiều, những lỗi giản đơn bạn có thể khắc phục tại nhà, tốt nhất vẫn nên tự khắc phục nhưng nếu là những lỗi phức tạp, cần những người thợ có chuyên môn, kinh nghiệm, có lẽ bạn nên nhờ đến sự trợ giúp đắc lực từ những người thợ chuyên nghiệp.
Bất cứ một vật dụng nào trong gia đình, khi trải qua một thời gian sử dụng nhất định, luôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro hỏng hóc. Tủ lạnh cũng không phải ngoại lệ
Nếu tủ của bạn không thể làm đông đá như chức năng vốn dĩ của nó, lý do có thể là: tắc ông lưu thông giữa tủ lạnh với bộ làm lạnh, công tắc đèn tủ bị hỏng, đệm cao su của tủ không kín, khít, bộ xả đá không hoạt động, gas lạnh bị rò rỉ hoặc lượng đồ chứa trong tủ quá lớn.
Nếu tự kiểm tra sơ bộ và thấy đèn tủ lạnh không sáng, thấy block không chạy hay thậm chí quạt không chạy, thay vì lập tức phỏng đoán, hãy thử đổi ổ cắm điện. Nếu việc đổi ổ cắm điện không có tác dụng, tiếp tục kiểm tra dây nối và điều chỉnh nhiệt độ.