Bất cứ một sản phẩm, vật dụng nào trải qua một thời gian sử dụng nhất định đều sẽ phát sinh nhu cầu được kiểm tra và bảo dưỡng để vận hành và hoạt động với trạng thái tốt nhất và hiệu quả cao nhất. Điều hòa, đương nhiên không nằm ngoài quy luật ấy. Có điều, bảo dưỡng điều hòa sao cho đúng cách thì không phải ai cũng có thể biết và cùng có thể thực hiện. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin phép được có đôi dòng chia sẻ tới bạn đọc về quy trình bảo dưỡng điều hòa chuẩn, để bạn đọc có thể tham khảo.
Bảo dưỡng điều hòa định kỳ đúng cách là việc tốt nhất để có thể phát hiện và ngăn chặn sớm những hỏng hóc có thể xảy ra đối với bản thân chiếc điều hòa, giúp chúng có thể có được trạng thái hoạt động ổn định nhất, tốt nhất với tuổi thọ dài lâu nhất, có thể tránh được những rủi ro, sự cố về điện không mong muốn trong suốt quá trình sử dụng.
Đặc biệt, hoạt động bảo dưỡng điều hòa còn là biện pháp hiệu quả để có được nguồn không khí sạch khuẩn, hạn chế các bệnh về hô hấp cho người sử dụng.
Điều hòa hoạt động sẽ khiến cho bụi bẩn lẫn trong không khí tích tụ lại, giảm lưu lượng gió lưu thông ở dàn nóng, dàn lạnh, ảnh hưởng đến quá trình lọc khí, tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người sử dụng.
Quá trình vận hành của điều hòa sẽ khiến cho lượng gas lạnh của máy bị hao hụt dần, khiến độ lạnh của điều hòa cũng theo đó mà giảm sút.
Các bộ phận khác nhu cục lạnh, cục nóng, máy nén qua một thời gian sử dụng không được kiểm tra và bôi trơn sẽ khiến cho điều hòa hoạt động không hiệu quả.
Đương nhiên, khi những vấn đề này phát sinh, số chi phí mà người sử dụng phải bỏ ra để sửa chữa, thay mới sẽ tốn hơn rất nhiều so với chi phí bảo dưỡng định kỳ.
Việc bảo dưỡng điều hòa tốt nhất nên được tiến hành định kỳ từ 2-3 tháng/ lần hoặc mỗi mùa sử dụng/ lần.
+ Kiểm tra tổng thể và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo điều hòa luôn được vận hành ở trạng thái tốt nhất.
+ Thiếu gas phải nạp gas
+ Linh kiện, phụ kiện cần thay thế được thay thế, cần sửa chữa, được sửa chữa kịp thời.
+ Có bụi, bẩn cần được vệ sinh, lau chùi
Bước 1: Kiểm tra tình trạng hoạt động của điều hòa
+ Phần cơ: Quạt dàn lạnh chạy êm, máy nén không phát ra tiếng kêu; quạt dàn nóng quay đúng chiều, chạy êm
+ Phần điện: các chức năng của điều khiển hoạt động tốt tương ứng với chức năng máy, ví dụ như quạt, chế độ nóng, chế độ lạnh, nhiệt độ tăng, giảm.
Bước 2: Bảo dưỡng dàn lạnh
+ Thực hiện kiểm tra, vệ sinh máng hứng nước ngưng tụ, thực hiện thông tắc nếu cần thiết
+ Vệ sinh cánh quạt gió, cánh đảo gió, kiểm tra các mối nối điện
+ Check các chức năng của điều khiển và độ chính xác tương ứng
Bước 3: Bảo dưỡng dàn nóng
+ Kiểm tra và nạp gas bổ sung nếu cần thiết
+ Kiểm tra gas áp suất và nhiệt độ
+ Sử dụng thiết bị chuyên dụng để tiến hành vệ sinh dàn ngưng
Bước 4: Kiểm tra nguồn điện, dây dẫn, mối nối
Bước 5: Vận hành thử điều hòa
Khi đã hoàn tất các bước nêu trên, phải tiến hành vận hành thử điều hòa, đảm bảo mọi thứ được hoạt động bình thường với trạng thái hoạt động tốt nhất, hiệu quả cao nhất.
Tóm lại, chia sẻ trên đây của chúng tôi có thể không phải là tất cả nhưng chắc chắn đã cung cấp cho bạn đọc phần nào những hiểu biết về quy trình bảo dưỡng điều hòa chuẩn và chính xác nhất. Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn, lo lắng cần được giải đáp, có thể liên hệ với những đơn vị cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa chuyên nghiệp để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác và kịp thời nhất.
xem thêm >>> Các tiêu chí chọn mua điều hòa
Cách sửa chữa bếp từ không lên nguồn đơn giản, chi tiết và dễ hiểu. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục an toàn khi bếp từ nhà bạn không lên được nguồn.
Cách sửa chữa bếp hồng ngoại không nóng an toàn và đúng cách. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Lỗi gặp phải khi sử dụng tủ lạnh thì rất nhiều, những lỗi giản đơn bạn có thể khắc phục tại nhà, tốt nhất vẫn nên tự khắc phục nhưng nếu là những lỗi phức tạp, cần những người thợ có chuyên môn, kinh nghiệm, có lẽ bạn nên nhờ đến sự trợ giúp đắc lực từ những người thợ chuyên nghiệp.
Bất cứ một vật dụng nào trong gia đình, khi trải qua một thời gian sử dụng nhất định, luôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro hỏng hóc. Tủ lạnh cũng không phải ngoại lệ
Nếu tủ của bạn không thể làm đông đá như chức năng vốn dĩ của nó, lý do có thể là: tắc ông lưu thông giữa tủ lạnh với bộ làm lạnh, công tắc đèn tủ bị hỏng, đệm cao su của tủ không kín, khít, bộ xả đá không hoạt động, gas lạnh bị rò rỉ hoặc lượng đồ chứa trong tủ quá lớn.
Nếu tự kiểm tra sơ bộ và thấy đèn tủ lạnh không sáng, thấy block không chạy hay thậm chí quạt không chạy, thay vì lập tức phỏng đoán, hãy thử đổi ổ cắm điện. Nếu việc đổi ổ cắm điện không có tác dụng, tiếp tục kiểm tra dây nối và điều chỉnh nhiệt độ.