Điều hòa giờ đây đã trở thành vật bất ly thân đối với mỗi chúng ta trong mùa nóng. Thường thì người sử dụng sẽ chỉ quan tâm nhiều đến việc sử dụng điều hòa sao cho hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chứ ít người tìm hiểu về việc bảo dưỡng điều hòa sao cho chính xác. Chỉ đến khi điều hòa gặp phải sự cố, có những dấu hiệu bất thường mới tính đến chuyện sửa chữa, gọi thợ. Thực tế, việc bảo dưỡng điều hòa cần được tiến hành định kỳ, quá trình bảo dưỡng cũng cần phải có nhiều điểm phải lưu ý. Những điều đó là gì? Nội dung bài viết này Sửa chữa điện lạnh xin phép được chia sẻ.
Với bất kỳ một công việc nào, người dùng cũng cần phải có sự chuẩn bị. Chỉ khi có chuẩn bị, hiệu quả đạt được mới có thể tốt như mong đợi. Với công việc bảo dưỡng điều hòa, người thực hiện bảo dưỡng phải có sự chuẩn bị đầy đủ và chính xác về các trang thiết bị chuyên dụng, thường gồm:
+ Bơm tăng áp với hệ thống vòi nước áp suất lớn, có khả năng làm sạch sâu
+ Bình xịt có chứa dung dịch tẩy rửa
+ Tua vít, cờ lê và các trang bị dân dụng
+ Giẻ lau, khăn khô sạch để chặn nước, loại bỏ nguy cơ làm ẩm các bo mạch điện tử
+ Máy hút bụi, túi bóng cỡ lớn, áo mưa phủ chuyên dụng
Điều hòa là sản phẩm có nhiều chi tiết máy, quá trình bảo dưỡng cần phải có sự tỉ mỉ và cẩn trọng. Bởi nếu không có thể dẫn đến tình trạng hư hỏng những kết cấu sẵn có.
+ Ngắt nguồn điện, sau 2 phút mới tiến hành mở máy để kiểm tra và làm vệ sinh
+ Check gas máy, check lượng gas còn trong máy cùng đường ống dẫn gas, đánh giá nguy cơ rò rỉ gas và lượng gas cần bổ sung nếu cần
+ Check các chi tiết máy như mô tơ, máy bơm áp lực, thiết bị linh kiện, quạt, …
+ Thực hiện vệ sinh dàn lạnh, vốn là nơi tích tụ nhiều bụi, bẩn, vi khuẩn,… cũng là nơi phả ra hơi lạnh để làm mát không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, sức khỏe người sử dụng.
+ Làm sạch cánh quạt bằng cách lau khô và xịt dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn
+ Làm sạch dàn nóng bằng việc sử dụng bơm áp lực để xịt nước vào các vị trí khe tản nhiệt, quét sạch bụi bẩn.
+ Lau chùi, vệ sinh lưới lọc và vỏ máy bằng nước ấm, lau khô, để ráo đảm bảo vệ sinh
+ Check lai hoạt động của máy sau khi lắp ráp lại như ban đầu
Dàn lạnh của điều hòa được coi như một bộ phận nhạy cảm, bởi lẽ nó chứa đựng nhiều linh kiện bên trong, nếu những linh kiện này bị hỏng, khí gas của máy bị rò rỉ, hiệu quả làm lạnh của điều hòa sẽ giảm sút rõ rệt.
Việc bảo dưỡng điều hòa định kỳ sẽ đảm bảo cho các linh kiện, thiết bị máy của điều hòa luôn được duy trì ở trạng thái tốt nhất với hiệu quả làm việc cao nhất và tuổi thọ của điều hòa cũng vì thế mà được gia tăng. Ngược lại, nếu điều hòa không được vệ sinh định kỳ, lớp bụi bẩn bám dày đặc, hiệu quả làm mát sẽ không được đảm bảo, điện năng tiêu thụ sẽ lớn hơn rất nhiều, máy dễ hỏng và phải đối mặt với nhiều rủi ro phát sinh.
Thực tế, chúng ta đều biết rằng, bảo dưỡng điều hòa là công việc giúp cho không khí trong không gian sử dụng được trong lành hơn, người sử dụng cũng sẽ không phải quá lo lắng đến vấn đề sửa chữa điều hòa, thay mới các chi tiết một cách tốn kém và đồng loạt. Vai trò của hoạt động bảo dưỡng đối với vòng đời của một chiếc điều hòa là điều mà không một người sử dụng nào có thể phủ nhận.
Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng nó sẽ là những điều được bạn đọc lưu tâm trong quá trình triển khai bảo dưỡng điều hòa của gia đình. Chúc may mắn và thành công.
xem thêm >>> Các tiêu chí chọn mua điều hòa
Cách sửa chữa bếp từ không lên nguồn đơn giản, chi tiết và dễ hiểu. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục an toàn khi bếp từ nhà bạn không lên được nguồn.
Cách sửa chữa bếp hồng ngoại không nóng an toàn và đúng cách. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Lỗi gặp phải khi sử dụng tủ lạnh thì rất nhiều, những lỗi giản đơn bạn có thể khắc phục tại nhà, tốt nhất vẫn nên tự khắc phục nhưng nếu là những lỗi phức tạp, cần những người thợ có chuyên môn, kinh nghiệm, có lẽ bạn nên nhờ đến sự trợ giúp đắc lực từ những người thợ chuyên nghiệp.
Bất cứ một vật dụng nào trong gia đình, khi trải qua một thời gian sử dụng nhất định, luôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro hỏng hóc. Tủ lạnh cũng không phải ngoại lệ
Nếu tủ của bạn không thể làm đông đá như chức năng vốn dĩ của nó, lý do có thể là: tắc ông lưu thông giữa tủ lạnh với bộ làm lạnh, công tắc đèn tủ bị hỏng, đệm cao su của tủ không kín, khít, bộ xả đá không hoạt động, gas lạnh bị rò rỉ hoặc lượng đồ chứa trong tủ quá lớn.
Nếu tự kiểm tra sơ bộ và thấy đèn tủ lạnh không sáng, thấy block không chạy hay thậm chí quạt không chạy, thay vì lập tức phỏng đoán, hãy thử đổi ổ cắm điện. Nếu việc đổi ổ cắm điện không có tác dụng, tiếp tục kiểm tra dây nối và điều chỉnh nhiệt độ.