Dù là điều hòa mới hay điều hòa đã qua sử dụng, công tác bảo dưỡng điều hòa định kỳ vẫn luôn được đặt ra. Bởi thực tế, điều hòa sau một thời gian sử dụng, sự hao mòn của máy sẽ khiến khả năng giải nhiệt theo đó mà giảm sút, kéo theo sau đó là những hư hỏng đi kèm. Thực hiện bảo dưỡng điều hòa định kỳ sẽ là cách hiệu quả để khắc phục tình trạng ấy.
Khoảng thời gian lý tưởng để tiến hành bảo dưỡng điều hòa định kỳ là 3 - 4 tháng/ lần. Nếu điều hòa được sử dụng thường xuyên, liên tục thì việc bảo dưỡng, vệ sinh sẽ phải được tiến hành với mật độ dày hơn, khoảng 2 - 3 tháng/ lần. Hoặc khi chiếc điều hòa mà bạn sử dụng gặp phải những tình trạng như:
+ Điều hòa hoạt động yếu, độ lạnh không đảm bảo, công suất không ổn định
+ Điều hòa phát ra tiếng kêu to ở cả dàn nóng và dàn lanh. Điều này xảy ra thường là do dàn nóng, dàn lạnh bị phủ nhiều bụi bẩn hoặc mặt nạ máy lắp không khớp.
+ Ở vị trí dàn la xuất hiện nước. Nguyên nhân của tình trạng này là do đường ống thoát nước nghẹt do bụi bẩn hoặc điều hòa thiếu gas khiến dàn lạnh bị bám tuyết.
+ Điều hòa chạy tốn nhiều năng lượng điện so với thông thường. Bụi bẩn chính là lý do khiến việc tiêu thụ điện năng của điều hòa tăng vọt.
Đây được coi là lợi ích cao nhất của hoạt động bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa. Nhu cầu sử dụng điều hòa ngày một lớn, thậm chí, người ta còn nói điều hòa giống như là lá phổi của người sử dụng, nó có khả năng lọc bụi bẩn, vi khuẩn trong không gian được lắp đặt, thông quá đó cung cấp một môi trường không khí trong lành hơn.
Vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa định kỳ sẽ loại bỏ những bụi bẩn bám dính trên bề mặt cục nóng, cục lạnh, hỗ trợ điều hòa tốt hơn trong việc làm lạnh và tiết kiệm điện năng.
Điều hòa không được vệ sinh, bảo dưỡng, bụi bẩn sẽ bám đặc, máy lạnh sẽ bị hạn chế trong vấn đề tỏa nhiệt, thậm chí là không thể tỏa nhiệt, dẫn đến những hư hỏng nghiêm trọng về máy, hay những tình trạng tự ngắt, lock máy. Một khi điều hòa gặp phải những tình trạng này, chi phí bỏ ra để sửa chữa điều hòa sẽ là không hề nhỏ. Vậy bỏ ra một số tiền nhỏ để vệ sinh, bảo dưỡng, giúp điều hòa hoạt động một cách ổn định, hiệu quả chẳng phải vẫn tốt hơn nhiều so với việc phải chi một số tiền lớn cho vấn đề sửa chữa?
+ Hạn chế làm móp méo, biến dạng dàn nóng của máy lạnh. Nếu quá trình bảo dưỡng, không may các lá nhôm bị biến dạng, tốt nhất nên sử dụng nhưng vật mỏng, nhọn để vuốt theo chiều dọc của lá nhôm, cần thực hiện nhẹ nhàng, tuyệt đối không làm thủng các ông môi phía trong lá.
+ Khi bảo dưỡng cần ngắt CB để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
+ Khi sử dụng vòi xịt áp lực cao, cần xịt song song với các lá nhôm, tuyệt đối không xịt chéo hay vuông góc, khiến lá nhôm bị dính bẹp vào nhau, lượng không khí lưu thông sẽ bị hạn chế.
+ Với những sản phẩm điều hòa Inverter thì khi bảo dưỡng, cần lưu tâm nhiều hơn đến dàn nóng của máy, hạn chế sử dụng máy xịt áp lực cao để xịt vào vị trí bảng mạch, dẫn đến hư bo. Bo inverter thường có giá thành không hề nhỏ.
+ Nếu muốn thực hiện bảo dưỡng điều hòa tổng thể, tốt nhất người dùng nên liên hệ với các đơn vị chuyên nghiệp để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình nhất.
Trên đây là toàn bộ những nội dung mà Sửa chữa điện lạnh muốn chia sẻ, hy vọng rằng nó sẽ phần nào hữu ích đối với bạn đọc trong việc tìm hiểu và tiến hành bảo dưỡng định kỳ cho các sản phẩm điều hòa của gia đình. Chúc bạn may mắn.
xem thêm >>> Các bước bảo dưỡng điều hòa cơ bản nhất
Cách sửa chữa bếp từ không lên nguồn đơn giản, chi tiết và dễ hiểu. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục an toàn khi bếp từ nhà bạn không lên được nguồn.
Cách sửa chữa bếp hồng ngoại không nóng an toàn và đúng cách. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Lỗi gặp phải khi sử dụng tủ lạnh thì rất nhiều, những lỗi giản đơn bạn có thể khắc phục tại nhà, tốt nhất vẫn nên tự khắc phục nhưng nếu là những lỗi phức tạp, cần những người thợ có chuyên môn, kinh nghiệm, có lẽ bạn nên nhờ đến sự trợ giúp đắc lực từ những người thợ chuyên nghiệp.
Bất cứ một vật dụng nào trong gia đình, khi trải qua một thời gian sử dụng nhất định, luôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro hỏng hóc. Tủ lạnh cũng không phải ngoại lệ
Nếu tủ của bạn không thể làm đông đá như chức năng vốn dĩ của nó, lý do có thể là: tắc ông lưu thông giữa tủ lạnh với bộ làm lạnh, công tắc đèn tủ bị hỏng, đệm cao su của tủ không kín, khít, bộ xả đá không hoạt động, gas lạnh bị rò rỉ hoặc lượng đồ chứa trong tủ quá lớn.
Nếu tự kiểm tra sơ bộ và thấy đèn tủ lạnh không sáng, thấy block không chạy hay thậm chí quạt không chạy, thay vì lập tức phỏng đoán, hãy thử đổi ổ cắm điện. Nếu việc đổi ổ cắm điện không có tác dụng, tiếp tục kiểm tra dây nối và điều chỉnh nhiệt độ.