Người xưa vẫn có câu “của bền tại người”. Với một vật dụng xác định, ngoài yếu tố nội hàm của sản phẩm, độ bền của nó còn được đảm bảo thông qua cách sử dụng của mỗi người. Và chiếc tủ lạnh trong căn bếp của gia đình bạn, đương nhiên cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy. Sử dụng tủ lạnh đúng cách, tuổi thọ của tủ sẽ được gia tăng đáng kể, lượng điện tiêu thụ cũng sẽ được tiết kiệm một cách tối đa. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin phép chia sẻ một số mẹo sử dụng tủ lạnh chính xác và tiết kiệm điện, bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng.
Tủ lạnh nên được đặt tránh xa nguồn nhiệt như ánh sáng mặt trời, lò vi sóng, nồi cơm điện, bếp ga… và cũng cần kê cách tường một khoảng tối thiểu 10cm. Điều này sẽ giúp quá trình làm việc của tủ đạt hiệu quả cao hơn. Ví trí phía sau của mỗi chiếc tủ lạnh thường sẽ có hệ thống dây cáp dẫn khí để làm nguội tủ, nếu kê sát tường hoặc quá gần nguồn nhiệt sẽ khiến tủ thiếu không gian để tỏa nhiệt, quá trình sử dụng sẽ tiêu hao số lượng lớn năng lượng và bản thân tủ mau chóng xuống cấp.
Cũng giống như việc sử dụng điều hòa, nhiệt độ lựa chọn của tủ lạnh nên được cân nhắc và duy trì dựa theo điều kiện nhiệt độ của môi trường ngoài. Nếu lúc nào cũng để nhiệt độ quá thấp, lượng năng lượng tiêu thụ sẽ rất lớn và ngược lại.
Ngay trong bản thân chiếc tủ cũng được thiết kế phân khu riêng biệt thành ngăn đông, ngăn mát và ngăn đựng rau củ quả. Người dùng nên có sự cân nhắc để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.
Mở tủ lạnh đồng nghĩa với việc hơi lạnh trong tủ sẽ có cơ hội thoát ra ngoài, máy nén của tủ, để bù lại lượng hơi lạnh thất thoát sẽ phải hoạt động nhiều hơn, lượng điện sử dụng cũng vì thế mà lớn hơn. Quá trình sử dụng tủ, cần phải được đóng, mở nhanh chóng và phải đảm bảo miếng gioăng lót cửa phải được hít vào kín, khít với phần thân tủ.
Sứ, thủy tinh là những vật liệu có khả năng duy trì nhiệt tốt, đảm bảo hiệu quả bảo quản thực phẩm và tiết kiệm điện một cách tối đa.
Những hộp đựng bằng nhựa, mặc dù tiện dụng nhưng lại không thể duy trì nhiệt, lượng hơi lạnh cần có để thực phẩm luôn tươi mới cũng sẽ nhiều hơn, điện năng tiêu thụ sẽ nhiều hơn.
Đồ ăn nóng sẽ khiến lượng nhiệt trong tủ gia tăng, máy nén theo đó sẽ phải hoạt động với công suất cao hơn, đảm bảo nhiệt độ trong tủ được cân bằng. Nếu quá trình sử dụng, người dùng liên tục đặt đồ nóng vào tủ lạnh, mô tơ làm lạnh cho tủ sẽ phải khởi động nhiều lần, tuổi thọ của tủ cũng vì thế mà bị giảm sút đáng kể.
xem thêm >>> Những kinh nghiệm sửa tủ lạnh tại nhà không thể bỏ qua
Một số dòng tủ lạnh được Nhà sản xuất trang bị thêm tính năng làm đá tự động. Có điều để tiết kiệm điện, khi không có nhu cầu sử dụng đến đá, người dùng nên hạn chế sử dụng tính năng này và lựa chọn làm đông đá theo phương thức truyền thống.
Vệ sinh tủ lạnh định kỳ sẽ giúp người dùng hạn chế được tối đa sự sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn, loại bỏ những bụi bẩn bám vào các lỗ, đường ống dẫn khí lạnh… đảm bảo sự hoạt động ổn định của máy nén, tiết kiệm điện năng sử dụng một cách tối đa nhất.
Những mẹo sử dụng tủ lạnh trên đây có thể không phải là tất cả những gì cần có để người dùng có thể khai thác và sử dụng tủ lạnh một cách hiệu quả nhất nhưng chắc chắn nó là những mẹo thiết thực nhất, đơn giản nhất mà người dùng có thể tin tưởng và vận dụng. Hy vọng rằng, với nó, công năng của chiếc tủ lạnh gia đình bạn sẽ được khai thác một cách tối đa và hiệu quả. Còn nếu, chiếc tủ lạnh của gia đình bạn đang gặp trục trặc và cần phải sửa chữa, vui lòng liên hệ với đơn vị sửa chữa tủ lạnh chuyên nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ một cách chính xác nhất.
Cách sửa chữa bếp từ không lên nguồn đơn giản, chi tiết và dễ hiểu. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục an toàn khi bếp từ nhà bạn không lên được nguồn.
Cách sửa chữa bếp hồng ngoại không nóng an toàn và đúng cách. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Lỗi gặp phải khi sử dụng tủ lạnh thì rất nhiều, những lỗi giản đơn bạn có thể khắc phục tại nhà, tốt nhất vẫn nên tự khắc phục nhưng nếu là những lỗi phức tạp, cần những người thợ có chuyên môn, kinh nghiệm, có lẽ bạn nên nhờ đến sự trợ giúp đắc lực từ những người thợ chuyên nghiệp.
Bất cứ một vật dụng nào trong gia đình, khi trải qua một thời gian sử dụng nhất định, luôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro hỏng hóc. Tủ lạnh cũng không phải ngoại lệ
Nếu tủ của bạn không thể làm đông đá như chức năng vốn dĩ của nó, lý do có thể là: tắc ông lưu thông giữa tủ lạnh với bộ làm lạnh, công tắc đèn tủ bị hỏng, đệm cao su của tủ không kín, khít, bộ xả đá không hoạt động, gas lạnh bị rò rỉ hoặc lượng đồ chứa trong tủ quá lớn.
Nếu tự kiểm tra sơ bộ và thấy đèn tủ lạnh không sáng, thấy block không chạy hay thậm chí quạt không chạy, thay vì lập tức phỏng đoán, hãy thử đổi ổ cắm điện. Nếu việc đổi ổ cắm điện không có tác dụng, tiếp tục kiểm tra dây nối và điều chỉnh nhiệt độ.